Danh mục
Tìm sản phẩm, danh mục hay thương hiệu mong muốn...
Ý tưởng thiết kế

10 sai lầm khi sử dụng bếp từ - Cách khắc phục và dùng an toàn

sai lầm khi sử dụng bếp từ

Bếp từ là thiết bị đang được ưa chuộng trong các gia đình hiện đại nhờ nhiều tính tiện lợi. Tuy nhiên, việc sử dụng sản phẩm không đúng cách có thể gây ra nhiều rủi ro không mong muốn. Để giúp bạn tận dụng tối đa lợi ích bếp từ mang lại nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho gia đình, bài viết này của Hafelehome sẽ chỉ ra 10 sai lầm thường gặp khi sử dụng bếp từ và cách khắc phục hiệu quả.

10 sai lầm rủi ro khi sử dụng bếp từ 

Rút nguồn điện ngay sau khi sử dụng 

Rút nguồn điện ngay sau khi sử dụng bếp từ là một sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải. Điều này thường xuất phát từ ý muốn tiết kiệm điện hoặc giảm nguy cơ cháy nổ. Tuy nhiên, việc rút phích cắm ngay lập tức sau khi nấu ăn có thể dẫn đến nhiều vấn đề. 

Trước hết, việc này sẽ làm giảm tuổi thọ của quạt tản nhiệt và các linh kiện bên trong bếp (vi mạch, bảng điều khiển,..) do không có đủ thời gian để làm mát. Sự chênh lệch nhiệt độ đột ngột có thể làm hỏng các bộ phận điện tử và ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của bếp trong lần sử dụng tiếp theo. Ngoài ra, rút nguồn điện ngay khi bếp chưa hoàn toàn nguội có thể gây nguy hiểm nếu người dùng vô tình chạm vào bề mặt bếp, đồng thời tăng nguy cơ chập mạch điện.  

Vì vậy, bạn nên tránh rút nguồn điện ngay sau khi vừa dùng xong bếp từ. 

Cách Khắc Phục 

  • Sau khi nấu ăn xong, bạn nên ấn nút OFF (Tắt) để bếp nguội tự nhiên trong khoảng 15-20 phút trước khi rút nguồn điện.  
  • Một số bếp từ hiện đại có tính năng hẹn giờ tắt hoặc tự động tắt khi không sử dụng. Bạn có thể sử dụng tính năng này để đảm bảo bếp được tắt đúng cách mà không cần rút phích cắm ngay lập tức . 
rút nguồn điện ngay sau khi sử dụng

 

Nấu ăn với nhiệt độ cao quá lâu 

Nhiều người thường sử dụng nhiệt độ cao khi nấu ăn trên bếp từ để tiết kiệm thời gian hoặc mong muốn đạt được độ nóng nhanh chóng. Tuy nhiên, việc duy trì nhiệt độ cao quá lâu có thể làm hỏng và làm quá tải các bộ phận của bếp (bao gồm cuộn dây từ, bảng mạch điện tử, cảm biến nhiệt,...), dẫn đến việc giảm tuổi thọ của thiết bị . Ngoài ra, nhiệt độ cao còn có thể khiến bề mặt kính của bếp từ bị nứt hoặc vỡ. 

nấu ăn với nhiệt độ cao quá lâu

 

Cách khắc phục 

  • Chọn nồi chảo có đáy phẳng và chịu nhiệt tốt để phân phối nhiệt đều và nhanh chóng hơn. 
  • Đặt hẹn giờ để kiểm soát thời gian nấu, thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ khi cần để tránh cháy hoặc khét thức ăn. 
  • Sau khi hoàn thành một món ăn, bạn nên tắt bếp và để bếp nghỉ ngơi trong một thời gian ngắn trước khi tiếp tục nấu món khác. 
  • Lựa chọn các loại bếp từ có tính năng “Tự ngắt khi quá nhiệt”. Điều này đảm bảo sự an toàn cho người dùng và tiết kiệm điện năng cho gia đình bạn. 

Đặt nồi ướt hoặc để nước tràn ra bề mặt bếp từ 

Việc đặt nồi ướt hoặc để nước tràn ra bề mặt bếp từ là một trong những thói quen bạn cần tránh khi sử dụng bếp từ. Điều này tưởng chừng như vô hại nhưng có thể gây ra nhiều vấn đề. 

  • Gây hư hỏng linh kiện: Mặc dù bếp từ thường có thiết kế kín và liền mạch, nhưng nước vẫn có khả năng thấm vào các khe nhỏ quanh viền bếp hoặc các nút điều khiển, làm ẩm các bộ phận điện tử (như mạch điện hoặc cảm biến nhiệt) dưới bề mặt bếp. Điều này dẫn đến bếp từ bị giảm hiệu suất truyền nhiệt, khiến thức ăn chín không đều và kéo dài thời gian nấu. 
  • Nguy cơ chập điện cao: Khi nước tiếp xúc với các thành phần dẫn điện, sẽ có thể gây ra cháy nổ, làm hỏng bếp và tạo ra mối nguy hiểm cho người sử dụng. 
đặt nồi ướt hoặc tràn

 

Cách khắc phục 

  • Bạn nên sử dụng vải thấm hoặc khăn giấy lau khô nồi trước khi nấu 
  • Đảm bảo rằng bề mặt bếp của bạn bằng phẳng và không có khu vực tụ nước. Nếu thấy có vấn đề về thiết kế, bạn nên liên hệ với nhà cung cấp để điều chỉnh hoặc sửa chữa. 

Không vệ sinh bếp điện từ thường xuyên hoặc vệ sinh sai cách 

Nhiều người dùng thường không chú ý đến việc vệ sinh bếp sau khi nấu ăn, khiến dầu mỡ và cặn thức ăn tích tụ lại trên bề mặt bếp. Thêm vào đó, việc sử dụng các loại chất tẩy rửa mạnh hoặc không phù hợp, cùng với các dụng cụ cứng như miếng chà kim loại, có thể làm xước và hư hỏng bề mặt bếp, làm giảm tuổi thọ của thiết bị. 

không vệ sinh bếp từ thường xuyên

 

Cách khắc phục: 

  • Vệ sinh bếp từ ngay sau mỗi lần sử dụng bằng cách dùng khăn mềm và nước ấm để lau sạch bề mặt bếp. 
  • Sử dụng các dung dịch vệ sinh tự nhiên như hỗn hợp chanh và muối hoặc giấm pha loãng để làm sạch bếp, tránh sử dụng chất tẩy rửa mạnh. 
  • Đối với các vết bẩn cứng đầu, bạn có thể dùng baking soda pha với nước để tạo thành hỗn hợp sệt, sau đó thoa lên vết bẩn và để từ 3 - 5 phút trước khi lau sạch. 
  • Tránh sử dụng các vật dụng cứng hoặc sắc nhọn để vệ sinh bếp, thay vào đó sử dụng khăn mềm hoặc miếng bọt biển. 

Dùng bếp từ không thường xuyên 

Nhiều gia đình thường xuyên đi du lịch hoặc ít ở nhà, dẫn đến việc bếp từ không được sử dụng thường xuyên. Điều này có thể khiến các bộ phận điện tử trong bếp bị ảnh hưởng bởi độ ẩm và bụi bẩn tích tụ. Đặc biệt ở những khu vực có khí hậu nồm như miền Bắc Việt Nam, hơi nước có thể xâm nhập và gây chập mạch, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của bếp khi bạn quay trở lại sử dụng. 

dùng bếp từ không thường xuyên

 

Cách khắc phục 

  • Sử dụng tấm che bảo vệ để ngăn chặn bụi bẩn và độ ẩm tích tụ trên bếp. 
  • Trường hợp nếu không sử dụng bếp thường xuyên, bạn hoặc người thân có thể bật bếp một cách định kỳ, để đảm bảo các linh kiện điện tử vẫn hoạt động tốt. 
  • Khi trở lại nhà sau thời gian dài vắng mặt, bạn nên kiểm tra và vệ sinh bếp cẩn thận trước khi sử dụng trở lại, đảm bảo rằng mọi bộ phận vẫn hoạt động hiệu quả. 

Đặt bếp từ gần các thiết bị điện tử khác 

Đặt bếp từ gần các thiết bị điện tử khác là một sai lầm thường gặp mà nhiều người dùng không nhận thức được. Bếp từ hoạt động dựa trên nguyên lý tạo ra từ trường để nấu chín thực phẩm, và từ trường này có thể ảnh hưởng đến các thiết bị điện tử gần đó như máy tính, điện thoại, tivi và các thiết bị âm thanh. Sự ảnh hưởng này bao gồm nhiễu điện tử, gián đoạn hoạt động hoặc thậm chí làm hỏng các linh kiện điện tử bên trong các thiết bị. 

Cách khắc phục 

  • Bạn nên đảm bảo cách xa bếp từ khoảng 1 mét đối với các thiết bị điện tử 
  • Trong trường hợp bắt buộc, bạn có thể sử dụng vách ngăn bằng các vật liệu có khả năng cách ly từ trường để giảm thiểu tác động đến các thiết bị điện tử. 

Nồi quá to hoặc bé so với vùng nấu 

Sử dụng nồi không phù hợp với kích thước của vùng nấu trên bếp từ có thể gây ra nhiều vấn đề và làm giảm hiệu quả trong quá trình nấu.  

  • Khi nồi quá nhỏ so với vùng nấu, chỉ một phần của nồi tiếp xúc với vùng nhiệt, dẫn đến sự phân bổ nhiệt không đồng đều. 
  • Ngược lại, nếu nồi quá lớn so với vùng nấu, bếp từ chỉ có thể gia nhiệt hiệu quả ở phần trung tâm của đáy nồi, trong khi các phần rìa của nồi sẽ không nhận đủ nhiệt. Điều này không chỉ làm giảm hiệu suất nấu nướng mà còn có thể gây ra tình trạng thức ăn cháy hoặc không được nấu chín hoàn toàn ở những phần xa tâm nồi. 

Cách khắc phục 

  • Sử dụng nồi có đường kính phù hợp với vùng nấu, kích thước nồi phải tương đương hoặc lớn hơn một chút so với vùng nấu để đảm bảo truyền nhiệt hiệu quả. 
  • Tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất bếp từ để biết kích thước nồi phù hợp cho từng vùng nấu. 
  • Bạn nên chọn mua bộ nồi chuyên dụng, thiết kế đặc biệt cho bếp từ. Những sản phẩm này cần phải phù hợp với kích thước và tính năng của bếp từ, đặc biệt là phần đáy nồi có khả năng hấp thụ từ trường, giúp nấu ăn hiệu quả hơn. 

Tìm hiểu thêm: Bếp từ dùng nồi gì? Cách chọn chất liệu nồi phù hợp

 

dùng nồi quá to hoặc quá bé

 

Công suất bếp không tương thích với điện áp gia đình sử dụng 

Bếp từ thường được thiết kế để hoạt động hiệu quả trong khoảng điện áp từ 220-240V và có công suất dao động từ 1800 đến 2200 watt. Tuy nhiên, khi điện áp trong mạng lưới điện gia đình bạn vượt quá mức này (260-280V so với 220V của bếp từ), sẽ dẫn đến các rủi ro nguy hiểm như nguy cơ cao về chập điện và hỏa hoạn do quá tải. 

Ngoài ra, điều này sẽ khiến bếp giảm hiệu suất nấu nướng có nguy cơ bị hỏng các linh kiện điện tử. 

Cách khắc phục 

  • Nếu nguồn điện trong gia đình bạn không đủ mạnh để hỗ trợ các thiết bị điện, bạn nên cân nhắc nâng cấp hệ thống dây điện sang loại có đường kính lớn hơn để có thể chịu được công suất cao hơn. 
  • Đảm bảo rằng bếp từ có ổ cắm riêng biệt để hạn chế nguy cơ quá tải. Tránh cắm chung nhiều thiết bị tiêu thụ điện lớn (như bếp từ, tủ lạnh, lò nướng,..) vào cùng một ổ điện.  
  • Nếu không chắc chắn về tình trạng hoặc công suất của hệ thống điện, bạn hãy nhờ một thợ điện chuyên nghiệp kiểm tra và tư vấn giải pháp phù hợp. 

Đặt bếp ở nơi quá kín 

Việc đặt bếp từ trong không gian kín là một sai lầm phổ biến do nhiều người hiểu nhầm rằng bếp từ không sinh nhiệt nhiều như bếp gas nên không cần thông gió mạnh. Thực tế, việc này có thể gây ra sự tích tụ nhiệt, khiến nhiệt không được phân tán hiệu quả, dẫn đến hư hỏng bếp hoặc giảm tuổi thọ của thiết bị.  

Hơn nữa, việc này không chỉ làm giảm hiệu quả năng lượng mà còn có thể là nguyên nhân gây ra cháy nổ, nhất là khi có vật liệu dễ cháy xung quanh. 

đặt bếp ở nơi kín

 

Cách khắc phục: 

  • Nếu có thể, bạn nên lắp đặt hệ thống hút mùi hoặc thông gió tại nơi đặt bếp để cải thiện lưu lượng không khí và giảm tích tụ nhiệt. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng các thiết bị này được đặt cách bếp từ khoảng 50 đến 70cm để tránh ảnh hưởng đến hiệu suất và an toàn. 
  • Đảm bảo rằng khu vực nấu ăn của bạn có lối thoát khí tự nhiên hoặc gần cửa sổ và cửa ra vào để không khí có thể lưu thông tự do. 

Đặt vật nặng quá mức cho phép 

Nhiều người dùng thường không chú ý đến việc đặt các vật nặng lên bề mặt bếp từ, điều này có thể mang đến nhiều thiệt hại như: 

  • Vỡ mặt bếp: Mặt bếp từ thường làm bằng kính ceramic, một vật liệu có khả năng chịu nhiệt cao nhưng tương đối dễ vỡ nếu chịu áp lực quá lớn. Việc đặt vật nặng có thể gây nứt hoặc vỡ mặt bếp, dẫn đến chi phí sửa chữa đắt đỏ hoặc cần thay thế hoàn toàn. 
  • Hỏng bếp: Áp lực quá lớn cũng có thể làm hỏng các thành phần cấu tạo bên trong bếp, làm giảm hiệu suất hoặc khiến bếp không thể sử dụng được. 
  • Rủi ro an toàn: Mặt kính vỡ không chỉ gây tổn hại về vật chất mà còn tiềm ẩn nguy cơ an toàn cho người sử dụng, như nguy cơ bị thương do vỡ kính. 

Cách khắc phục: 

  • Bạn nên kiểm tra hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để biết trọng lượng tối đa mà bếp từ của bạn có thể chịu đựng.  
  • Hạn chế đặt các vật nặng không liên quan lên bếp, như hộp đựng thức ăn lớn hoặc các dụng cụ nhà bếp khác. 

Làm thế nào để sử dụng bếp từ một cách an toàn? 

Để sử dụng bếp từ một cách an toàn và hiệu quả, bạn có thể áp dụng những gợi ý sau để đảm bảo tính an toàn trong khi nấu và kéo dài tuổi thọ của thiết bị. 

Không dùng muỗng kim loại để nấu ăn trên bếp từ 

Dụng cụ bằng kim loại dễ dẫn điện và nhiệt, do đó, khi sử dụng để nấu ăn trên bếp từ, chúng có thể nhanh chóng trở nên rất nóng. Điều này có thể gây nguy hiểm nếu người dùng vô tình chạm vào trong khi nấu. Hơn nữa, sự tiếp xúc giữa kim loại và từ trường của bếp từ có thể gây hại cho bếp, làm giảm hiệu quả hoạt động hoặc dẫn đến hỏng các linh kiện bên trong theo thời gian.  

Vì vậy, việc lựa chọn dụng cụ làm từ silicone, gỗ hoặc nhựa chịu nhiệt trong quá trình nấu nướng không chỉ giúp bảo vệ bếp khỏi tổn thương mà còn đảm bảo an toàn cho người dùng. 

Vệ sinh bếp mỗi ngày 

Bụi bẩn, dầu mỡ, và các vết bẩn khác có thể tích tụ trên bề mặt bếp và cản trở sự tiếp xúc giữa đáy nồi và bếp, làm giảm hiệu quả truyền nhiệt và kéo dài thời gian nấu. Điều này không những làm tăng lượng điện tiêu thụ mà còn có thể gây hại cho bếp theo thời gian. 

Hơn nữa, nếu để việc vệ sinh quá lâu, các cặn thực ăn và dầu mỡ sẽ đóng cứng lại, khiến chúng trở nên khó làm sạch hơn nhiều.  

Bạn có thể sử dụng một khăn mềm và chất tẩy rửa nhẹ hoặc các hỗn hợp tự nhiên như nước cốt chanh và baking soda để lau bề mặt bếp sau mỗi lần sử dụng, giúp bảo vệ bếp và duy trì một không gian bếp sạch sẽ và an toàn. 

vệ sinh bếp mỗi ngày

 

Sử dụng khóa an toàn 

Sử dụng khóa an toàn trên bếp từ là một điều rất quan trọng, đặc biệt trong gia đình có trẻ nhỏ. Tính năng này giúp ngăn ngừa các tai nạn không mong muốn bằng cách hạn chế khả năng trẻ em có thể vô tình bật bếp hoặc thay đổi các cài đặt khi không có sự giám sát của người lớn.  

Ngoài ra, khóa an toàn cũng giúp bảo vệ chính thiết bị bếp khỏi các hư hỏng tiềm ẩn do sử dụng không đúng cách hoặc quá tải. Đây là một biện pháp đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả để đảm bảo an toàn cho cả người dùng và thiết bị trong gia đình. 

sử dụng khóa an toàn

 

Bếp từ Hafele - Thương hiệu đến từ Đức 

Hafele, một thương hiệu đến từ Đức, được biết đến với các sản phẩm bếp từ cao cấp và hiện đại. Bếp từ Hafele không chỉ nổi bật với thiết kế sang trọng mà còn tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến (tính năng inverter, các chế độ nấu sẵn,...) phù hợp với nhu cầu của các gia đình hiện đại.  

Để đáp ứng nhu cầu của mọi người dùng, Hafele cũng trang bị cho các sản phẩm của mình các tính năng an toàn hiện đại như cảm biến nhận diện nồi, tự động ngắt khi quá nhiệt, khóa trẻ em... Đây là những đặc điểm làm nên tên tuổi của Hafele trong ngành thiết bị nhà bếp, với sự kết hợp giữa công nghệ Đức và nhu cầu thực tế của người dùng toàn cầu. 

Chọn bếp từ Hafele để nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn. Sản phẩm sẽ là người bạn đồng hành lý tưởng, giúp mỗi bữa ăn trở nên thú vị và ngon miệng hơn. 

Hy vọng rằng qua bài viết này của Hafelehome, bạn đã nắm rõ những sai lầm nguy hiểm khi sử dụng bếp từ và biết cách khắc phục chúng để sử dụng thiết bị một cách an toàn và hiệu quả. Việc tránh những sai sót này không chỉ giúp kéo dài tuổi thọ của bếp từ mà còn đảm bảo sự an toàn cho không gian bếp của gia đình bạn.

Scroll To Top