10 sai lầm khi sử dụng máy rửa chén: Nguyên nhân và cách khắc phục
Trong quá trình vận hành máy rửa chén, không ít người thường không may mắc phải các lỗi nhỏ nhưng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và thậm chí làm hỏng thiết bị. Trong bài viết này, Hafelehome sẽ giới thiệu 10 sai lầm khi sử dụng máy rửa chén và các giải pháp khắc phục để bạn có thể nâng cao hiệu quả làm việc của máy và gia tăng tuổi thọ của thiết bị.
Những sai lầm khi sử dụng máy rửa chén
Không đổ sạch thức ăn thừa trên chén dĩa trước khi cho vào máy
Thức ăn thừa còn sót lại trên chén đĩa sẽ khiến máy rửa chén khó hoạt động hiệu quả, dễ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn các bộ phận quan trọng như ống bơm và ống dẫn nước. Tình trạng này không những làm giảm khả năng làm sạch của thiết bị mà còn có thể gây ra hư hại nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến cháy máy.
Ngoài ra, khi thức ăn thừa không được loại bỏ trước khi rửa, máy rửa chén phải sử dụng nhiều nước và chất tẩy rửa hơn để cố gắng loại bỏ các mảnh vụn, điều này sẽ gây lãng phí năng lượng và nguồn nước cho gia đình bạn.
Cách khắc phục:
Hãy dùng miếng rửa bát hoặc giấy để loại bỏ các mảnh vụn lớn và thức ăn thừa, đảm bảo rằng chén đĩa đã được làm sạch cơ bản trước khi cho vào máy.
Không sắp xếp bát đĩa hợp lý
Không sắp xếp bát đĩa một cách hợp lý trong máy rửa chén có thể dẫn đến nhiều vấn đề, như làm giảm hiệu quả làm sạch và thậm chí có thể gây hư hỏng các bộ phận của máy.
Nguyên nhân là khi các bát đĩa xếp chồng lên nhau hoặc đặt quá gần nhau, nước và chất tẩy rửa không thể lưu thông đều khắp các bề mặt, làm cho một số khu vực không được rửa sạch hoàn toàn. Ngoài ra, bạn cũng tuyệt đối không nên xếp ngửa bát đĩa vì điều này sẽ cản trở quá trình làm sạch và có thể để lại nước đọng trên bề mặt bát đĩa, gây ra vết bẩn và mùi hôi sau khi rửa
Cách khắc phục:
- Sắp xếp chén dĩa theo kích thước và hình dạng: Xếp các đồ dùng lớn và nặng như nồi và chảo ở tầng dưới cùng của máy và đặt chúng úp xuống để chất tẩy rửa và nước có thể tiếp cận dễ dàng. Tiếp đó, bạn đặt chén, đĩa ở tầng trên, nghiêng một góc để nước có thể chảy qua và không đọng lại.
- Tránh xếp chồng các đồ vật lên nhau: Đảm bảo rằng không có bất kỳ vật dụng nào bị chồng chéo lên nhau. Mỗi món đồ nên có không gian riêng để nước và chất tẩy rửa có thể lưu thông xung quanh.
- Sử dụng giá đỡ phù hợp: Hầu hết các máy rửa chén hiện đại đều được trang bị các giá đỡ có thể điều chỉnh được kích thước và không gian để phù hợp với các loại bát đĩa khác nhau.
Chọn sai chương trình rửa
Hiện nay, máy rửa chén được thiết kế với nhiều chế độ rửa đa dạng, bao gồm rửa tăng cường, rửa nhanh 65°C, rửa tiết kiệm,.. Việc lựa chọn không phù hợp chương trình rửa có thể làm giảm hiệu quả làm sạch của chén đĩa, gây lãng phí năng lượng và nước, đồng thời ảnh hưởng đến độ bền của bát đĩa.
Cách khắc phục:
- Hiểu rõ các chương trình rửa: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của máy rửa chén để hiểu rõ từng chương trình rửa có sẵn, bao gồm nhiệt độ nước, thời gian rửa và loại bát đĩa phù hợp cho từng chương trình. Mỗi chương trình được thiết kế để tối ưu hóa hiệu quả rửa cho các loại bát đĩa và mức độ bẩn khác nhau.
- Phân loại bát đĩa để chọn chương trình phù hợp: Trước khi bắt đầu rửa, hãy phân loại bát đĩa theo mức độ bẩn và chất liệu của chúng. Chẳng hạn, đồ dùng ít bẩn có thể sử dụng chương trình rửa nhanh, còn nồi chảo bám nhiều dầu mỡ sẽ cần chương trình rửa mạnh với nhiệt độ cao.
Sử dụng nước lạnh để rửa
Nếu nhiệt độ nước trong máy rửa chén quá thấp, chén bát sẽ không được làm sạch hiệu quả. Nguyên nhân là do nước lạnh không đủ nóng để hòa tan chất béo và dầu mỡ bám trên bát đĩa, dẫn đến việc chúng không được loại bỏ vết bẩn hoàn toàn, có thể để lại mùi hôi sau khi rửa.
Cách khắc phục:
- Sử dụng nước ấm hoặc nóng: Để đảm bảo chén bát được làm sạch hiệu quả bạn cần điều chỉnh độ nóng của nước ít nhất 30 giây trước khi cho chén bát vào rửa.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng: Tham khảo hướng dẫn sử dụng của máy rửa chén để nắm rõ yêu cầu về nhiệt độ nước cho mỗi chế độ rửa. Chẳng hạn, chương trình "Auto" khuyến nghị sử dụng nước ở nhiệt độ khoảng 50-60 độ C, giúp loại bỏ hiệu quả các vết bẩn thường gặp. Trong khi đó, chương trình "Intensive" yêu cầu nước ở nhiệt độ cao hơn, khoảng 70 độ C, để có thể dễ dàng tấn công vào các vết bẩn cứng đầu như dầu mỡ bám trên nồi và chảo.
Dùng sai chất tẩy rửa
Không bao giờ sử dụng chất tẩy không chuyên dụng cho máy rửa chén vì điều này có thể hỏng thép không gỉ, gây ăn mòn và tổn hại đến thiết bị..
Cách khắc phục:
- Chọn chất tẩy rửa phù hợp: Tại Việt Nam, bạn có thể tìm thấy nhiều loại chất tẩy rửa chén đĩa dành cho máy rửa chén để phù hợp với nhu cầu sử dụng khác nhau như: Viên rửa chén Finish Powerball, chất tẩy rửa gel của Sunlight, bột rửa chén Somat,...
- Không dùng nước rửa chén dành cho phương pháp rửa bằng tay: Sử dụng loại nước rửa này có thể gây ra tình trạng tạo bọt quá mức, làm tắc nghẽn hệ thống, giảm hiệu quả làm sạch và thậm chí có thể làm hỏng máy.
Đóng cửa máy ngay sau khi lấy đồ ra
Bạn không nên đóng cửa máy ngay sau khi lấy bát đĩa ra vì sẽ dẫn đến tình trạng độ ẩm còn sót lại bên trong máy, gây ra mùi hôi khó chịu và làm tăng nguy cơ phát triển nấm mốc.
Cách khắc phục:
- Để cửa máy mở: Sau khi lấy bát đĩa ra khỏi máy, bạn hãy để cửa máy rửa chén mở trong khoảng 15-30 phút. Việc này giúp không khí lưu thông bên trong máy, giảm độ ẩm và ngăn ngừa mùi hôi, đồng thời hỗ trợ quá trình khô tự nhiên cho những bát đĩa còn lại.
- Lau khô bên trong máy: Dùng khăn sạch để lau khô các khu vực xung quanh bên trong máy, nhất là ở khu vực quanh đường viền cửa và khu vực chứa bát đĩa.
- Sử dụng chất khử mùi: Đặt một hộp baking soda mở trong máy rửa chén khi không sử dụng để hấp thụ mùi ẩm mốc không mong muốn.
Tráng sơ bát đĩa trước khi cho vào máy
Nhiều người thường có thói quen tráng sơ chén bát trước khi cho vào máy rửa chén vì nghĩ rằng điều này sẽ giúp máy hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, điều này lại không cần thiết và có thể gây lãng phí điện và nước.
Máy rửa chén hiện đại ngày nay được trang bị các cảm biến mức độ bẩn (soil sensors) có khả năng tự động điều chỉnh chu kỳ rửa phù hợp với độ bẩn của chén bát, giúp tiết kiệm năng lượng và nước hiệu quả. Vì vậy bạn không cần phải rửa qua chén bát trước khi cho vào máy.
Dùng máy rửa chén để rửa tất cả đồ dùng nhà bếp
Không phải mọi vật dụng đều phù hợp để rửa trong máy; chẳng hạn, các đồ làm từ gỗ, nhựa mỏng, hoặc có lớp phủ chống dính. Điều này sẽ khiến các vật liệu này dễ bị hư hỏng, bao gồm tan chảy, bong tróc hoặc phai màu do nhiệt độ cao và va đập trong quá trình rửa của máy.
Cách khắc phục:
Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và chỉ đặt vào máy những vật liệu an toàn (như thủy tinh, gốm sứ, nhựa chịu nhiệt,...) sẽ giúp bảo vệ đồ dùng nhà bếp của bạn, đồng thời tối ưu hóa hiệu quả của máy rửa chén. Thay vào đó, rửa tay những vật dụng này với nước ấm và chất tẩy nhẹ để bảo vệ chúng khỏi hư hại.
Sai lầm về việc bảo trì và vệ sinh máy
Không vệ sinh máy thường xuyên
Không vệ sinh máy rửa chén thường xuyên là một sai lầm có thể dẫn đến nhiều vấn đề như giảm hiệu quả làm sạch, tăng mùi hôi và thậm chí làm hỏng máy. Cặn bẩn, mảnh vụn thức thức ăn và thành phần canxi trong nước có thể tích tụ bên trong máy, gây tắc nghẽn và làm hư hại các bộ phận như bộ lọc, tay phun nước,...
Cách khắc phục:
- Vệ sinh lưới lọc: Kiểm tra và làm sạch lưới lọc định kỳ, ít nhất một lần mỗi tháng. Lưới lọc có thể chứa mảnh vụn thức ăn, dầu mỡ và các tạp chất khác có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của máy.
- Lau rửa bên trong máy: Sử dụng một miếng vải mềm và dung dịch vệ sinh nhẹ (như giấm trắng hoặc baking soda) để lau sạch bên trong máy, bao gồm cửa máy, các khe cửa và xung quanh các gioăng cao su. Điều này giúp loại bỏ cặn bẩn và ngăn ngừa mùi hôi.
- Chạy chu trình vệ sinh máy: Hầu hết các máy rửa chén hiện đại đều trang bị chu trình vệ sinh tự động. Bạn nên chạy chu trình này mỗi tháng một lần để đảm bảo vệ sinh sâu cho máy. Có thể đặt một chén giấm trắng trên giá đựng chén trên cùng hoặc sử dụng sản phẩm vệ sinh chuyên dụng, giúp loại bỏ các cặn bẩn và mùi hôi bên trong máy.
- Kiểm tra và vệ sinh tay phun: Đảm bảo rằng các tay phun không bị tắc bởi các mảnh vụn nhỏ. Tháo chúng ra và làm sạch dưới vòi nước nếu cần.
Việc thực hiện các bước vệ sinh này không chỉ giúp máy rửa chén của bạn hoạt động hiệu quả hơn mà còn kéo dài tuổi thọ của máy, giảm thiểu chi phí bảo trì và sửa chữa trong tương lai.
Không vệ sinh viền, gioăng cao su của máy
Viền và gioăng cao su của máy rửa chén thường dễ bị bám bẩn và có thể tích tụ vi khuẩn nếu không được vệ sinh định kỳ. Điều này không chỉ làm giảm hiệu quả làm sạch của máy mà còn có thể ảnh hưởng đến độ sạch của chén bát, vì vi khuẩn và cặn bẩn có thể lẫn vào nước rửa.
Cách khắc phục:
- Vệ sinh thường xuyên: Dùng một chiếc khăn mềm, ẩm để lau sạch viền và gioăng cao su mỗi khi bạn vệ sinh máy rửa chén.
- Sử dụng dung dịch làm sạch nhẹ: Hãy pha một ít giấm trắng hoặc baking soda với nước ấm để tạo ra dung dịch làm sạch. Sau đó, bạn dùng hỗn hợp này để lau nhẹ nhàng các khu vực xung quanh viền cửa và gioăng cao su, giúp loại bỏ bụi bẩn và ngăn ngừa ẩm mốc tích tụ.
- Kiểm tra định kỳ: Thường xuyên kiểm tra các khe hở và khu vực xung quanh gioăng cao su để phát hiện sớm các dấu hiệu của việc hỏng hóc hay mục nát. Nếu thấy gioăng cao su có dấu hiệu bị rạn nứt hoặc hỏng, hãy thay thế chúng để đảm bảo cửa máy được đóng kín và hoạt động hiệu quả.
- Tháo rời và làm sạch (nếu có thể): Đối với một số máy rửa chén, bạn có thể tháo rời gioăng cao su để vệ sinh kỹ hơn. Nếu làm được, hãy tháo rời và ngâm gioăng trong dung dịch giấm trắng hoặc baking soda, sau đó rửa sạch và lắp trở lại.
Các lỗi thường gặp khi dùng máy rửa chén
Khi sử dụng máy rửa chén, bạn có thể đối mặt với một số lỗi máy thường gặp cần được xử lý để thiết bị hoạt động ổn định và hiệu quả. Chẳng hạn:
- Vấn đề thoát nước: Một trong những sự cố phổ biến nhất là máy rửa chén không thoát nước đúng cách. Nguyên nhân có thể do ống thoát nước bị tắc nghẽn hoặc máy bơm không hoạt động hiệu quả.
- Rò rỉ nước: Máy rửa chén bị rò rỉ có thể gây hư hại nghiêm trọng cho nhà bếp. Lúc này bạn cần kiểm tra các ống dẫn nước và gioăng cửa để đảm bảo không có vết nứt hoặc hư hỏng nào.
- Máy không khởi động: Nếu máy rửa chén của bạn không khởi động, hãy kiểm tra các cầu chì và aptomat để đảm bảo chúng không bị cháy hoặc ngắt kết nối. Ngoài ra, cần chắc chắn rằng cửa máy đã được đóng kín bởi máy sẽ không khởi động nếu cửa không được đóng chặt.
- Mùi hôi từ máy: Mùi hôi có thể do thức ăn thừa tích tụ trong máy. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên vệ sinh lưới lọc và chạy một chu trình vệ sinh với chất tẩy rửa chuyên dụng có thể giúp giải quyết vấn đề này.
- Thiết bị rửa bát không sạch: Nếu chén đĩa sau khi rửa vẫn còn bẩn, có thể do bạn sử dụng chất tẩy rửa không phù hợp hoặc lượng nước cấp không đủ. Hãy điều chỉnh lượng chất tẩy rửa cho phù hợp và đảm bảo rằng van cấp nước hoạt động tốt, để máy rửa chén có thể nhận đủ nước cần thiết cho mỗi chu kỳ làm sạch.
Hy vọng rằng những thông tin về 10 sai lầm thường gặp khi sử dụng máy rửa chén cùng với các giải pháp khắc phục đã được nêu trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách vận hành và bảo trì thiết bị này một cách hiệu quả. Bằng cách tránh những lỗi này, bạn không chỉ có thể tiết kiệm thời gian, công sức mà còn giúp máy rửa chén của mình hoạt động bền bỉ, kéo dài tuổi thọ