Nội thất chậm đề cao sự bền vững: Tái chế thành công hoặc sản xuất trong nước
Chúng ta đã nghe nói về “thức ăn chậm” (thức ăn được chế biến theo cách truyền thống và sử dụng nguyên liệu địa phương) và “thời trang chậm” (quần áo ưu tiên sử dụng chất liệu bền chắc thay vì theo đuổi xu hướng thiết kế mới nhất). Đây là những phong trào tập trung vào tính trách nhiệm, sự bền vững và tiêu dùng có ý thức. Ý tưởng về “nội thất chậm” là sự tiếp nối hiển nhiên sau sự xuất hiện của “thức ăn chậm” và “thời trang chậm” trong nhà bạn. Bạn có thể thấy những món nội thất này ở nhiều nơi như: cửa hàng nội thất second-hand, cửa hàng đồ cổ hay thậm chí là kho chứa đồ của ông bà. Tái sử dụng nội thất cũ chính là tiết kiệm tài nguyên. Mặt khác, nếu phải mua mới, hãy chắc chắn rằng bạn mua sản phẩm chất lượng để sử dụng lâu dài và bạn sẽ không thấy chúng nhàm chán theo thời gian. Nội thất cổ điển như sản phẩm của Bauhaus hay sản phẩm thiết kế theo phong cách Đan Mạch của những năm 1950 là lựa chọn đặc biệt phù hợp. Trùng hợp là, chúng cũng sở hữu thiết kế tốt để có thể làm vật gia truyền hoặc bán lại mà không mất đi giá trị vốn có. Lời khuyên cuối cùng cho những ai không muốn bỏ lỡ đồ nội thất hiện đại là hãy nhìn xung quanh nơi bạn sống. Đồ nội thất được sản xuất tại địa phương không chỉ tiết kiệm chi phí vận chuyển mà còn thường minh bạch về nguồn gốc và vật liệu sử dụng.
Kết hợp nhiều phong cách khác nhau không chỉ bền vững mà còn thú vị về phần nhìn. Một tấm thảm kilim cũ hoặc một khung gỗ cổ điển mang đến sự phá cách và tiện nghi cho nội thất hiện đại. ©shutterstock
Nội thất đã qua sử dụng là nguồn tài nguyên tiềm ẩn: Chuyển đổi và nâng cấp là hai chiến lược đề cao tinh thần bền vững. ©shutterstock